Kỹ năng an toàn khi có tình huống khẩn cấp trên máy bay

Khi máy bay gặp sự cố, tư thế ngồi an toàn là gập người sát đầu gối hoặc gục vào thành sau của ghế trước. Bình tĩnh giúp bạn có nhiều khả năng sống hơn là hoảng loạn.

Theo phi công Quốc Toàn (công tác tại TP HCM), gần đây thảm họa hàng không trở thành cơn ác mộng đối với nhân loại bởi mức độ thảm khốc của phương tiện được coi là hiện đại bậc nhất này. Thậm chí nhiều người ngại đi máy bay vì ám ảnh khi theo dõi thông tin về hàng loạt vụ tai nạn.

Có một điều ít ai để ý đến, đó là số lượng người sống sót trong các vụ tai nạn máy bay cao hơn rất nhiều so với nạn nhân tử vong. Một nghiên cứu ở Mỹ giai đoạn từ 1993 đến 2000 ghi nhận có 568 vụ rơi máy bay ở nước này, có đến 51.207 hành khách và phi hành đoàn sống sót (chiếm trên 90% tổng số 53.487 nạn nhân). Trong nhiều vụ rơi máy bay thảm khốc, vẫn có hơn 50% nạn nhân thoát chết.

“Điều đó cho thấy có rất nhiều khả năng sống sót khi máy bay gặp nạn chứ không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ”, phi công Toàn chia sẻ. Ghi nhận của các hãng hàng không trên thế giới, khoảng 30% nạn nhân thiệt mạng khi máy bay rơi đáng lẽ có thể sống sót nếu thực hiện đúng các chỉ dẫn an toàn cụ thể, như:

1. Cài dây an toàn

Máy bay cũng như bất kỳ loại phương tiện nào, vấn đề nhồi xóc có thể xảy ra mà không đoán trước được. Trong trường hợp này, những người không cài dây an toàn thường dễ bị thương hơn. Ít nhất 90% hành khách bị chấn thương đã không thắt dây an toàn.

“Hành khách cần cài dây an toàn trong toàn bộ thời gian bay, đừng đợi đến khi đèn đỏ bật sáng. Cài dây càng thấp xuống vùng xương chậu càng tốt vì vùng xương này có cấu trúc kiên cố nên chịu lực cao. Nếu dây an toàn trượt lên gần dạ dày, bạn sẽ có nguy cơ tổn thương nội tạng”, ông Toàn lưu ý.

2. Đọc kỹ hướng dẫn an toàn và lắng nghe phát thanh chỉ dẫn

Mỗi loại máy bay có hướng dẫn an toàn khác nhau nên các thông tin này luôn cần thiết. Hãy tự giác làm quen với những kỹ thuật di tản khẩn cấp được ghi trong sách hướng dẫn về an toàn trên máy bay. Nếu không rõ, hãy hỏi những tiếp viên trên máy bay.

3. Tư thế an toàn khi gặp sự cố

Tư thế ngồi an toàn giúp hạn chế chấn thương khi có sự cố. Ngồi gập người sát đầu gối sẽ tốt hơn, nhưng trong trường hợp ghế ngồi không đủ rộng, bạn hãy bám tay và gục đầu sát vào thành sau của ghế trước, đặt bàn chân sát sàn, đặt hành lý xách tay sát lưng ghế phía trước để tạo thành một cái đệm giảm va đập chân với ghế. Có thể dùng gối, áo khoác hay vật mềm để kê đầu, lưng và đảm bảo rằng trong người bạn không có vật nhọn gây sát thương.

tu-the-ngoi-an-toan

Tư thế ngồi an toàn trên máy bay. Nếu có thể, hãy chèn thêm gối hay vật mềm để kê đầu, lưng sẽ giúp giảm áp lực va đập. 

4. Bình tĩnh

Những người càng coi thường chỉ dẫn an toàn thì khi xảy ra sự cố càng dễ hoảng loạn và la hét. Thực tế, việc giữ một cái đầu lạnh sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội sống hơn. Kể cả trong các tai nạn tồi tệ nhất, bạn vẫn còn cơ hội sống sót, quan trọng là cần bình tĩnh suy xét các phương án thoát nạn hợp lý và tối đa mọi cơ hội. Hãy nhớ rằng máy bay thường xuyên được kiểm tra an toàn. Nếu sợ hãi, hãy chú ý đến các tiếp viên, họ còn bình tĩnh và thoải mái tức là mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát.

5. Mang mặt nạ dưỡng khí trước khi giúp đỡ người khác

Khi áp suất trong máy bay giảm, mặt nạ dưỡng khí sẽ tự động rơi xuống từ trần khoang khách và trong phòng vệ sinh. Hành khách nên giữ nguyên vị trí của mình, kéo và giật mạnh mặt nạ gần nhất, đặt lên mũi và miệng thở bình thường rồi choàng dây qua đầu và siết chặt dây giữ mặt nạ.

Lưu ý: Nên đeo mặt nạ cho mình trước sau đó mới trợ giúp trẻ em hoặc khách đi cùng. Khi sự cố nghiêm trọng xảy ra, bạn chỉ có 15 giây để thở trước khi bất tỉnh. Thời gian “vàng” này sẽ ít đối với người nghiện thuốc hoặc mắc bệnh tuần hoàn hô hấp. Hành khách bất tỉnh cũng cần giúp họ đeo mặt nạ dưỡng khí.

6. Tránh xa khói bụi

Khi máy bay bị nạn, phần lớn nạn nhân tử vong là do hít phải khói bụi. Khi có khói lửa, cần sử dụng khăn hoặc vải nhúng nước để lên trên mũi và miệng, trong tư thế cúi thấp người, nhanh chóng di chuyển về phía cửa thoát hiểm phía trước hoặc cửa nào gần hơn theo hướng ánh sáng đèn trên sàn. Khi nhảy xuống tấm trượt thoát hiểm, nên tháo bỏ giày cao gót, đặt chân xuống trước rồi ngồi xuống tấm trượt trong tư thế hai tay đặt chéo trước ngực.

7. Tuân nghe hướng dẫn của tiếp viên hàng không

Tất cả tiếp viên đều trải qua huấn luyện nghiêm ngặt để ứng phó các tình huống có thể xảy ra, vì vậy hãy cố gắng hợp tác để tăng cơ hội sống cho tất cả mọi người. Đừng cố mang theo hành lý để đảm bảo cơ hội sống sót của bạn. Cố gắng xác định đám cháy và các chướng ngại bên ngoài để chọn lối thoát hiểm an toàn nhất.

8. Tránh xa máy bay tối thiểu 150 m

Trong trường hợp bị mắc kẹt trong một khu vực xa lạ, vắng người, bạn phải ở gần máy bay để chờ cứu hộ, tuy nhiên luôn giữ khoảng cách ít nhất là 150 m. Cháy nổ có thể xảy ra bất cứ khi nào sau một vụ tai nạn. Nếu máy bay hạ cánh trên mặt nước, hãy cố gắng bơi khỏi đống đổ nát càng xa càng tốt.

9. Hành trang an toàn khi đi máy bay

Khi đi máy bay, tốt nhất là mặc quần dài, áo tay dài và giày ôm kín chân. Những đôi dép, xăng đan hay giày cao gót, quần áo vướng víu khiến bạn gặp khó khăn khi di chuyển nếu có sự cố xảy ra. Trường hợp trong vùng không khí lạnh, hãy chuẩn bị sẵn một chiếc áo khoác. Trong nhiều trường hợp, bạn phải giữ ấm thân thể để sống sót. Áo len với đặc tính cách nhiệt, không dẫn cháy kể cả khi ướt là lựa chọn tốt nhất.

Nguồn từ Vnexpress

Săn Vé Máy Bay Giá Rẻ

109 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM

Tel : 1900 2690 – 02871 065 065

Có Thể Bạn Quan Tâm:

Bình Luận

Hành trình* Giá chỉ từ*
Phú Quốc - Sài Gòn 8,000 đặt ngay
Vân Đồn - Cần Thơ 49,000 đặt ngay
Sài Gòn - Đà Lạt 169,000 đặt ngay
Sài Gòn - Đồng Hới 190,000 đặt ngay
Hà Nội - Quy Nhơn 190,000 đặt ngay
Hải Phòng - Ban Mê Thuột 190,000 đặt ngay
Đà Lạt - Vinh 190,000 đặt ngay
Đà Nẵng - Hải Phòng 290,000 đặt ngay

* Chưa bao gồm: Thuế + phí, hành lý ký gửi, các yêu cầu đặc biệt trong chuyến bay và có áp dụng các điều kiện.

To Top Zalo Button