Những nét độc đáo trong văn hóa trà đạo Nhật Bản
Nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản từ lâu đã trở thành một nét đặc sắc làm nên “thương hiệu” của xứ sở Phù Tang. Văn hóa trà đạo Nhật Bản không chỉ độc đáo bởi sự tỉ mỉ, tinh tế về phong cách pha chế mà còn là cảm thức nghệ thuật được hàm chứa bên trong.
Trà đạo Nhật Bản là gì?
Trà đạo theo tiếng Nhật còn gọi là “chanoyu” hoặc “sado”, được dịch trực tiếp với nghĩa là “lối uống trà”. Trà đạo được xem là sự nâng cấp từ hoạt động phục vụ đồ uống đơn giản cho khách thành nghệ thuật biểu diễn về phương thức chuẩn bị và pha chế trà.
Chặng bay | Giá vé máy bay rẻ nhất |
---|---|
Vé máy bay Hồ Chí Minh đi Hà Nội | Tháng 3/2025: 490,000đTháng 4/2025: 368,000đTháng 5/2025: 368,000đ |
Vé máy bay Đà Nẵng đi Hà Nội | Tháng 3/2025: 190,000đTháng 4/2025: 190,000đTháng 5/2025: 190,000đ |
Vé máy bay Nha Trang đi Hà Nội | Tháng 3/2025: 490,000đTháng 4/2025: 390,000đTháng 5/2025: 390,000đ |
Vé máy bay Đà Lạt đi Hà Nội | Tháng 3/2025: 490,000đTháng 4/2025: 490,000đTháng 5/2025: 490,000đ |
Vé máy bay Huế đi Hà Nội | Tháng 3/2025: 90,000đTháng 4/2025: 90,000đTháng 5/2025: 90,000đ |
Vé máy bay Ban Mê Thuột đi Hà Nội | Tháng 3/2025: 490,000đTháng 4/2025: 490,000đTháng 5/2025: 390,000đ |
Vé máy bay Cần Thơ đi Hà Nội | Tháng 3/2025: 690,000đTháng 4/2025: 690,000đTháng 5/2025: 490,000đ |
Vé máy bay Phú Quốc đi Hà Nội | Tháng 3/2025: 390,000đTháng 4/2025: 390,000đTháng 5/2025: 390,000đ |
Vé máy bay Quy Nhơn đi Hà Nội | Tháng 3/2025: 690,000đTháng 4/2025: 490,000đTháng 5/2025: 490,000đ |
Vé máy bay Pleiku đi Hà Nội | Tháng 3/2025: 490,000đTháng 4/2025: 490,000đTháng 5/2025: 909,000đ |
Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản
Ý nghĩa hàng đầu của trà đạo Nhật Bản thực tế không phải là việc thưởng thức trà mà thông qua phương thức chuẩn bị, pha chế và các nghi thức để hòa mình vào thiên nhiên mộc mạc, giúp tâm hồn được thanh lọc, tĩnh lặng trở lại.
Do đó, không gian thực hiện trà đạo của Nhật Bản là rất quan trọng. Người Nhật thường xây các phòng trà và bài trí sao cho gần gũi nhất với thiên nhiên, giúp người thưởng thức có thể ngắm được cảnh vật thiên nhiên 4 mùa. Người Nhật cho rằng môi trường thưởng trà như vậy giúp họ tìm kiếm được vẻ đẹp trong cõi thế tục, gia tăng khả năng giác ngộ và đánh thức sự trân trọng cái đẹp.
Lịch sử văn hóa trà đạo Nhật Bản
Trà đạo của Nhật Bản bắt nguồn từ Thiền Tông Phật giáo. Vào cuối thế kỷ thứ VI, các học giả Nhật đã thể hiện sự quan tâm lớn đến Phật giáo nên đã đến Trung Quốc để nghiên cứu về tôn giáo. Tại đây, các học giả, nhà sư được tiếp xúc với văn hóa trà của Trung Quốc và hình thành nên sự yêu thích mãnh liệt. Sau đó, họ đem về quê nhà để phát triển thành nghệ thuật trà đạo của riêng mình,
Từ thế kỷ XII, nghệ thuật trà đạo của Nhật Bản đã rất phát triển và lan rộng khắp đất nước. Trà đạo không còn gắn liền với các tu sĩ Phật giáo, bất kỳ người thuộc tầng lớp nào cũng đều có thể trở thành trà sư như Thiên Hoàng, Samurai, quý tộc, người giàu cho đến dân thường. Sen Rikyu là người nổi tiếng nhất trong tất cả các trà sư của Nhật Bản. Ông cũng chính là người viết ra 7 quy tắc về trà để giải thích ý nghĩa và thái độ của ông đối với trà.
Các trường phái trà đạo ở Nhật Bản
Trà đạo của Nhật Bản được phân chia thành nhiều trường phái với những điểm khác biệt đầy tinh tế.
Trường phái Urasenke
Urasenke là trường phái trà đạo lớn nhất, có hơn một nửa trà nhân trên toàn Nhật Bản. Ưu tiên chính của Urasenke chính là làm hài lòng khách. Vì vậy, trà sư thường chú trọng đến việc sử dụng dụng cụ chất lượng tốt cũng như bài trí sao cho tạo được ấn tượng với khách.
Trường phái Omotesenke
Trường phái Omotesenke chú trọng hơn vào sự đơn giản và tôn trọng những truyền thống cũ. Trà sư phái Omotesenke thích sử dụng các công cụ đơn giản hơn để pha trà. Đồng thời phong cách pha trà của họ cũng làm cho trà ít sủi bọt hơn để cảm nhận sự sâu lắng của hương vị trà đem lại.
Trường phái Mushakojisenke
Mushakojisenke là trường phái trà đạo với đặc trưng của sự tinh gọn. Theo đó các trà sư Mushakojisenke loại bỏ tối đa sự lãng phí trong phòng trà cũng như các hành động không cần thiết.
Dụng cụ để pha trà đạo Nhật Bản
Bộ dụng cụ để pha trà đạo Nhật Bản thường có rất nhiều món như sau:
- Ấm và chén trà: Các dụng cụ được xem là quan trọng nhất. Dụng cụ khá đa dạng về kích thước, hình dáng, vẻ đẹp và sự tinh tế để dùng cho các mục đích khác nhau.
- Tống trà: Dụng cụ được làm bằng thủy tinh giúp làm giảm nhiệt độ của trà và cho trà được trộn đều.
- Khay trà: Dụng cụ thường làm từ gỗ, có màu sắc phù hợp với ấm chén để tăng vẻ đẹp và sự hài hòa.
- Hộp đựng trà: Hay còn gọi là Natsume có hình dạng như quả táo tàu, thường được làm bằng gốm truyền thống giúp bảo quản trà, hạn chế hương trà bị bay đi.
- Lọc trà: Dụng cụ dùng để lọc cặn trà để giúp nước được trong hơn.
- Muỗng/vá múc trà: Dụng cụ được làm bằng ngà, kim loại hoặc tre để múc trà vào trong bát.
- Khăn vệ sinh: Thường gồm Chankin để lau sạch bát uống trà và Fukusa để lau sạch muỗng, hộp đựng trà.
- Dụng cụ đánh trà: Dụng cụ dùng để khuấy hoặc đánh trà sau khi thêm nước.
Loại trà được dùng trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản
Trà được xem là một phần quan trọng để tạo nên một buổi trà đạo hoàn chỉnh của người Nhật Bản. Hiện nay có khá nhiều loại trà được dùng trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản như:
Trà Sencha
Trà Sencha là loại phổ biến của Ryokucha (trà xanh) với lá trà được hấp ngay khi còn tươi, sau đó vừa vò và sao khô nên có hương vị thơm ngon hơn các loại trà khác. Hương vị của Sencha thanh mát vì cân bằng được giữa vị ngọt và chan chát, se se.
Trà Gyokuro
Gyokuro là một loại trà xanh thượng hạng của xứ Phù Tang. Trà Gyokuro sử dụng lá chè giống Matcha. Lá trà được hái từ đồi chè và được cản nắng trong một thời gian nhất định. Vì vậy nên Gyokuro có mùi hương cực kỳ tươi mát, sảng khoái, thanh thuần khiến người uống lưu luyến khó quên.
Trà Matcha
Nhắc đến trà Nhật Bản thì chúng ta không thể quên nói đến Matcha. Bột trà Matcha được hái từ lá non được che bởi màng/vải mỏng để ngăn ánh sáng mặt trời tiếp cận. Sau khi hái sẽ được hấp, sấy khô, đồng thời loại bỏ gân lá, thân mảnh và nghiền thành bột. Matcha được hòa trong nước để thưởng thức, hương vị ngọt chát và giàu dinh dưỡng.
Không gian thưởng thức trà đạo đúng điệu
Phòng trà hay còn gọi trà thất (Chashitsu) là những căn phòng, ngôi nhà được dành riêng cho mục đích duy nhất là trà đạo. Không gian bên trong được bày biện khá đơn giản với những dụng cụ và đồ trang trí. Trong đó, các món đồ trang trí cần phải gần gũi và quen thuộc với mọi người như hoa cỏ, tranh thư pháp…
Theo truyền thống, phòng trà có độ rộng đủ chứa bốn chiếc chiếu rưỡi tatami. Trong đó chiếc chiếu trung tâm là nơi bày biện dụng cụ pha trà để các trà nhân chiêm ngưỡng. Khi bước vào trà thất, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên, thư giãn tuyệt đối.
Hành trình | Số lượng | Ngày khởi hành | Giá vé | |
---|---|---|---|---|
Sài Gòn đi Hà Nội | 1 vé | 08/02/2025 | 299,000 đ | Đặt ngay |
Sài Gòn đi Hà Nội | 1 vé | 12/02/2025 | 299,000 đ | Đặt ngay |
Hà Nội đi Điện Biên | 1 vé | 17/02/2025 | 459,000 đ | Đặt ngay |
Hà Nội đi Sài Gòn | 1 vé | 07/02/2025 | 299,000 đ | Đặt ngay |
Sài Gòn đi Hà Nội | 1 vé | 08/03/2025 | 490,000 đ | Đặt ngay |
Sài Gòn đi Hà Nội | 1 vé | 08/02/2025 | 299,000 đ | Đặt ngay |
Sài Gòn đi Hà Nội | 1 vé | 13/02/2025 | 429,000 đ | Đặt ngay |
Sài Gòn đi Hà Nội | 1 vé | 10/02/2025 | 299,000 đ | Đặt ngay |
Những nghi thức khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Trà đạo Nhật Bản nổi tiếng vì đầy tính nghi thức và tượng trưng:
- Chủ nhà (teishu) thường mặc kimono để tiếp khách. Ngày nay, đôi khi chủ nhà có thể mặc trang phục hiện đại tuy nhiên cần phải trang trọng, lịch sự.
- Khách thưởng trà cũng cần mặc quần áo có màu sắc nhã nhặn, tối màu và sẽ cởi giày trước khi được dẫn vào phòng chờ của phòng trà.
- Chủ nhà và khách chào đón bằng cái cúi đầu im lặng. Sau đó sẽ thực hiện nghi thức thanh tẩy bằng việc rửa tay và súc miệng tại một bồn đá.
- Trong phòng trà, các trà nhân có thể đưa ra lời bình về tranh ảnh, bình hoa được trang trí của chủ nhà.
- Khi khách yên vị bằng tư thế seiza, trà sư sẽ bắt đầu thực hiện các nghi thức pha trà và trao bát trà cho vị khách đầu tiên và là vị khách quan trọng nhất.
- Người thưởng trà nâng bát để thể hiện sự tôn trọng với trà sư, xoay bát, nhấp một ngụm, khen ngợi hương vị và chuyển bát cho vị khách tiếp theo.
- Quy trình thưởng trà như vậy sẽ được lặp lại và xoay vòng cho đến khi tất cả mọi người đã thưởng thức hết trà.
Chắc chắn văn hóa trà đạo Nhật Bản là một trong những trải nghiệm đặc sắc mà bạn không nên bỏ lỡ khi du lịch tại đất nước này. Đặt vé máy bay đi Nhật Bản để được thưởng thức một buổi trà đạo chính gốc bản xứ.
Săn Vé Máy Bay Giá Rẻ
109 Nguyễn Thị Minh Khai, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
Tel : 1900 2690 – 02871 065 065
Có Thể Bạn Quan Tâm:
Chặng Bay Giá Rẻ
Hành trình* | Giá chỉ từ* | |
---|---|---|
Nha Trang - Sài Gòn | 10,000 | đặt ngay |
Phú Quốc - Sài Gòn | 68,000 | đặt ngay |
Quy Nhơn - Sài Gòn | 90,000 | đặt ngay |
Sài Gòn - Đà Lạt | 169,000 | đặt ngay |
Đà Lạt - Vinh | 190,000 | đặt ngay |
Sài Gòn - Đà Nẵng | 198,000 | đặt ngay |
Tam Kỳ - Sài Gòn | 290,000 | đặt ngay |
Sài Gòn - Nha Trang | 290,000 | đặt ngay |
* Chưa bao gồm: Thuế + phí, hành lý ký gửi, các yêu cầu đặc biệt trong chuyến bay và có áp dụng các điều kiện.